Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc

Rắn là loài bò sát gây ám ảnh cho rất nhiều người. Bằng cách di chuyển và nọc độc chúng có thể làm cho bất kỳ ai sợ hãi. Tuy rằng độc rắn có thể giết chết người nhưng số lượng rắn có độc trên hành tinh lại không nhiều như bạn nghĩ. Nhiều người khi bị rắn cắn lo lắng không biết đó là rắn độc hay rắn thường. Để giúp bạn không còn hoang mang hãy theo dõi cách phân biệt rắn độc và rắn không độc sau đây. Nọc độc của rắn Là một kẻ săn mồi, rắn thiếu một đôi chân chắc chắn hay bộ nanh vuốt dữ tợn để bắt và làm ngã con mồi. Vậy nhưng những khuyết điểm này lại không hề làm cho rắn mất đi sự nguy hiểm. Trong quá trình tiến hóa chúng đã được ban cho vũ khí đỉnh cấp: nọc độc. Sử dụng vũ khí này, hàng trăm con rắn độc có thể giết chết và làm suy yếu con mồi trước khi chúng kịp chạy thoát. Nọc độc giúp rắn thành những kẻ săn mồi sát thủ, tuy nhỏ bé nhưng lại có hiệu suất cao. Môi trường sống của rắn rất đa dạng, rắn sống ở mọi nơi từ ngọn cây đến rừng rậm, sa mạc và đại dương. Nọc độc nói chung có thể được chia thành ba loại: độc tố tế bào, độc tố thần kinh và độc tố máu. Thực chất có rất ít loài rắn chỉ sử dụng một loại độc,đa phần đều là sự kết hợp của cả 3. Xem thêm: Bệnh do côn trùng gây ra Rắn hổ mang chúa hiện nay là loài rắn độc nhất trên thế giới, chỉ bằng 1 phát cắn nọc độc có thể làm chết cả một con voi. Dù rằng các loài rắn khác đã phát triển khả năng kháng nọc độc nhưng vẫn bị hổ mang chúa săn được nếu nó muốn. Hướng dẫn cách phân biệt rắn độc và rắn không độc Biểu hiện khi thấy con người Đa phần rắn không độc sẽ cảm thấy sợ hãi và nhanh chóng lẩn trốn. Ngược lại nếu thấy chúng phình mang, sẵn sàng chiến đấu hoặc không quá quan tâm thì tỷ lệ cao là rắn có độc. Hình dáng phần đầu Phần đầu rắn không độc thường khá nhỏ, thuôn dài không quá nổi bật. Đầu của rắn độc như loại ngũ bộ xà, rắn lao, rắn bàn là, rắn lục, rắn cạp nong… đều là hình tam giác, nhưng cũng có một số rắn độc rất ghê gớm, như đầu của rắn cạp nong, cạp nia và các loài rắn biển thì đầu của chúng gần giống như đầu của rắn không độc. Do vậy tỷ lệ phân biệt chính xác rắn độc và rắn không độc qua phần đầu là không quá cao. Phân biệt dựa vào nanh Răng độc: Dạng răng này chia làm 2 loại răng móc câu và răng ống Răng móc câu Trên răng móc câu có một rãnh dẫn nọc độc, răng này thường mọc ở xương hàm trên với kích thước khá dài và đáng sợ. Nếu nhìn thấy lúc chúng há miệng bạn sẽ dễ dàng thấy được răng này. Vì mọc ở phần hàm trước nên được phân loại là răng hàm trước. Nọc độc của loài rắn này khá mạnh một số ví dụ điển hình của chúng gồm rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn hổ mang hay các loại rắn biển…. Răng móc câu còn có 1 dạng nữa là mọc ở phía sau của xương hàm trên, ví dụ như rắn bùn, rắn thuỷ bào…. Độc tính của chúng yếu hơn rắn phía trên, thường không đủ để gây chết người. Răng ống Răng ống dài và cong, phần đầu của răng rất nhỏ bên trong rỗng là đường đi của nọc độc. Khi cắn vào rắn dùng phần cơ để đẩy nọc độc lên và tiêm vào người bị cắn. Dạng răng này xuất hiện ở rắn năm bước, rắn lục, … Căn cứ vào vết cắn Với cấu tạo răng như trên, nếu bị rắn độc cắn. Sẽ dễ dàng thấy được hai dấu răng sâu tại vết cắt. Còn nếu là rắn thường thì sẽ có dấu răng li ti của hàm. Làm gì để hạn chế sự xuất hiện của rắn? Phát quang bụi rậm, dọn dẹp xung quanh nhà Bụi rậm hay những nơi có chỗ ẩn nấp là địa điểm lý tưởng của rắn. Nếu ở khu vực có nhiều cây cối, ẩm thấp hãy tiến hành dọn dẹp để loại bỏ nơi sinh sống của chúng. Xem thêm: Tại sao rắn không có chân? Loại bỏ nguồn thức ăn của rắn Ở đâu có nhiều thức ăn thì ở đó rắn sẽ xuất hiện. Đây là quy luật đơn giản và dễ hiểu nhất. Chuột, cóc, ếch, nhái là món ăn yêu thích của chúng. Hạn chế sự xuất hiện của những con vật này sẽ làm giảm đi tỷ lệ xuất hiện của rắn. Các dịch vụ kiểm soát rắn Các đơn vị cung cấp dịch vụ có sẵn quy trình kiểm soát loài bò sát này. Nhờ đó mà đảm bảo được độ hiệu quả và an toàn. Ngoài ra họ còn có chế độ bảo hành. Để chắc chắn rằng con vật này sẽ không xuất hiện xung quanh nhà hay công trình của bạn nữa. Mong rằng thông tin về cách phân biệt rắn độc và rắn không độc trên có thể giúp ích cho bạn. Nếu đang phải chật vật với rắn nhưng không thể tìm ra hướng giải quyết? Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn nhé. Bài viết Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Khử Trùng Xanh GFC. ]]>

source https://khutrungxanh.com/?p=26495

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rắn – Các loài rắn thường gặp ở Việt nam

Dịch vụ diệt mối tại Tân Phú

Top 10 thuốc diệt chuột tốt nhất hiện nay